INSULATION BLOG

7 cách chống nóng cho nhà mái tôn!

Mái tôn được sử dụng rất phổ biến trong nhiều gia đình, các khu công nghiệp bởi độ bền và chi phí phải chăng. Tuy nhiên khi thời tiết trở nên nóng bức, ngôi nhà sử dụng mái tôn sẽ giống như một cái lò nướng. Để cải thiện tình trạng nóng nực tồi tệ này! Vật Liệu Hay sẽ liệt kê một số cách chống nóng cho nhà mái tôn mà chúng tôi cho là phổ biến và đã được nhiều người áp dụng.

Cách chống nóng cho nhà mái tôn bằng hệ thống phun nước

Vào những giờ nóng cao điểm hệ thống phun nước tự động sẽ tự kích hoạt. Khả năng làm mát vô cùng hiệu quả nhưng chi phí điện và nước khi sử dụng lâu dài rất tốn kém.

Một vài nhược điểm nữa của phương án này là điều kiện ẩm ướt lâu ngày cũng như nhiều nguồn nước ở Việt Nam khá kém chất lượng, bị lẫn nhiều tạp chất (kể cả nước máy) khiến tuổi thọ mái tôn suy giảm, hoen ố và rỉ sét.

Tóm gọn lại, đây là cách chống nóng mái tôn mà Vật Liệu Hay cảm thấy chỉ phù hợp với những nơi sử dụng nước giếng khoan hoặc các gia đình không ngại tốn kém cho việc chi tiền điện và tiền nước.

Cách chống nóng cho mái tôn bằng Sơn

Đây có lẽ là cách đơn giản và phổ biến nhất hiện nay. Lớp sơn chống nóng mái tôn thường dùng màu trắng có tác dụng phản xạ ánh nắng và giảm khả năng hấp thụ nhiệt của mái tôn. Tuy nhiên cũng chỉ giảm được khoảng 5 độ C. Lớp sơn còn giúp tăng cường khả năng chống oxy hóa bảo vệ mái tôn trở nên bền vững cũng như tăng độ thẩm mỹ cho căn nhà.

Bạn cần lưu ý vệ sinh thật sạch sau đó quét một lớp sơn chống rỉ sét mái tôn trước rồi mới đến lớp sơn chống nóng. Nên tránh sử dụng màu sơn tối, vì các gam màu này tăng khả năng hấp thụ nhiệt.

Cách chống nóng mái tôn bằng trần thạch cao

Trần thạch cao, trần nhựa được ưa chuộng vì tính thẩm mỹ và hiệu quả khá cao. Khả năng chống nóng sẽ tốt hơn rất nhiều khi sử dụng thêm các loại tấm cách nhiệt mái tôn, túi khí, mút xốp,..

Chi phí lắt đặt trần nhựa rẻ hơn so với trần thạch cao.

Cách chống nóng mái tôn này cũng có nhiều nhược điểm như: Dễ thấm nước gây tình trạng ẩm mốc. Chỉ áp dụng được với những công trình có mái tôn cao vì trần thạch cao, trần nhựa cần có khoảng cách thích hợp với mái nhà để đạt hiệu quả cách nhiệt. Tuy nhiên đây cũng chính là khu vực dễ bị chuột, gián,.. làm tổ.

Nói chung phương án này không thích hợp với những căn nhà và công trình ẩm, thấp.

Chống nóng cho mái tôn bằng cây dây leo

Cách chống mái tôn bằng cây dây leo nghe qua thì có vẻ hiệu quả nhưng thực tế rất nhiều bất cập!

Trước hết là thời gian đợi dây leo phủ kín giàn khá lâu. Vào những đợt nóng cao điểm kéo dài tại Việt Nam, khó có giống dây leo nào sống xót. Có lẽ biện pháp này chỉ phù hợp với những chủ nhà có sở thích chăm sóc cây vườn hoặc những công trình mái tôn có thời gian phơi nắng ít.

Một cách chống nóng mái tôn hiệu quả tương tự phương án này là sử dụng lưới chống nóng mái tôn, chi phí cực rẻ, chỉ có vài ngàn đồng trên một mét vuông. Đây cũng là một lựa chọn bạn nên cân nhắc khi không muốn đầu tư nhiều tiền cho việc chống nóng.

Chống nóng cho mái tôn bằng quạt thông gió

Quạt thông gió được lắp đặt trong nhiều nhà máy, công xưởng và gia đình. Đây là một giải pháp chống nóng khá hiệu quả. Ngoài ra còn giúp cho không khí trong ngôi nhà luôn được thông thoáng, mang lại cảm giác mát mẻ và dễ chịu.

Việc lắp đặt quạt cũng đơn giản mà không tốn quá nhiều chi phí và thời gian nên đã trở thành một phương án chống nóng cho mái tôn thông dụng.

Nhược điểm của phương án này là vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao 40 - 50 độ C, không khí khu vực bên ngoài căn nhà như sân nền bê tông trở nên rất nóng. Lượng khí nóng đó sẽ được hút vào trong nhà qua cửa, khe hở,.. khiến nhiệt độ khu vực bên trong tăng cao.

Cách chống nóng mái tôn bằng tấm cách nhiệt

Đa dạng mẫu mã chủng loại và kích thước, lắp đặt thi công và tháo dỡ vô cùng đơn giản. Cùng với khả năng cách nhiệt tốt tùy thuộc vào từng loại vật liệu và độ dày cấu tạo của tấm.

Tấm cách nhiệt gạch mát hiện đang là sự lựa chọn hàng đầu trong các loại tấm chống nóng.

Trên thị trường có một số loại tấm cách nhiệt thông dụng như: tấm PU, tấm xốp XPS, tấm xốp EPS, bông thủy tinh dạng tấm, bông khoáng dạng tấm,.. Trong đó, tấm PU được coi là loại tấm xốp cách nhiệt mái tôn tốt nhất vì PU foam là loại vật liệu có hệ số dẫn nhiệt thấp nhất trong các loại vật liệu cách nhiệt phổ biến hiện nay.

Nhìn vào hình ảnh so sánh khả năng cách nhiệt của các loại vật liệu dưới đây, bạn có thể tìm ra ngay đâu là vật liệu tối ưu nhất khi lựa chọn tấm lợp cách nhiệt trải dưới mái tôn cho công trình của mình.

Theo Vật Liệu Hay đánh giá, đây là cách chống nóng cho mái tôn hiệu quả nhất, xứng đáng hơn cả về khả năng cách nhiệt tương ứng với mức chi phí bỏ ra. Bạn nên kết hợp thêm một vài phương án chống nóng giá rẻ như sơn chống nóng hoặc căng lưới chống nóng để có một không gian mát mẻ hơn nữa trong những tháng hè cao điểm.

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về các loại vật liệu cách nhiệt dạng tấm để lựa chọn ra phương án tốt nhất cũng như lựa chọn những mức giá tấm cách nhiệt mái tôn cho phù hợp.

Phun PU foam là cách chống nóng cho nhà mái tôn hoàn hảo!

Ngoài nhược điểm là chi phí cao thì mọi tính năng đều vượt trội hơn hẳn tất cả các phương án trên. Chỉ cần phun lớp PU foam độ dày khoảng 20mm là đã có tác dụng giảm nhiệt từ 15 đến 20 độ C.

Ngoài ra, phun PU foam phủ kín các khe hở của công trình còn mang lại tác dụng cách âm. Giảm triệt để tiếng ồn do mưa lớn trên mái tôn, giúp không gian sống và làm việc trở nên vô cùng thoải mái và dễ chịu.

Khi áp dụng cách nhiệt mái tôn cũ, bạn hãy lưu ý vệ sinh thật sạch bề mặt cần phun để lớp PU foam được kết dính hoàn hảo nhất. Nếu các bước thi công đúng kỹ thuật và đạt tiêu chuẩn, lớp PU foam cách nhiệt có thể bền vững lên tới 70 năm.

Hi vọng rằng! Với 7 cách chống nóng cho nhà mái tôn mà Vật Liệu Hay vừa chia sẻ sẽ giúp bạn nhanh chóng quyết định phương án chống nóng phù hợp cho công trình của mình. Bạn nên kết hợp nhiều phương án với nhau để có một không gian mát hơn nữa trong những tháng hè cao điểm.

Anh em nhớ chia sẻ bài viết nhé!
Copyright © vatlieuhay.com
Top linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram